Chào mừng Quý Thầy Cô, Quý Cha mẹ học sinh, và các bạn học sinh đến với Phòng Tâm lý học đường trực tuyến dành riêng cho học sinh trên địa bàn Quận Tân Phú. Đây là dự án được thực hiện nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết về đời sống tâm lý và chăm sóc sức khoẻ tinh thần, hỗ trợ phòng ngừa, phát hiện và can thiệp kịp thời giúp học sinh giải quyết các vấn đề tâm lý. Thông qua dự án, góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần học sinh và xây dựng môi trường học đường trong sạch, lành mạnh.

Chúng ta thất bại không có nghĩa chúng ta là kẻ thất bại


Một thời gian trước, tờ Sunday New York Times đã đăng một bài viết mô tả cách sinh viên đại học cần được dạy rằng thỉnh thoảng thất bại cũng không sao. Bài viết mô tả cách mà Smith, một trường đại học danh tiếng dành cho nữ, đã đưa ra một bài thuyết trình có tên là “Failing Well” trong buổi định hướng cho sinh viên, có nội dung “Bạn được phép làm sai, thất bại hoặc không thành công trong một hoặc nhiều mối quan hệ, cuộc hẹn, tình bạn, tin nhắn, kỳ thi, hoạt động ngoại khóa hoặc bất kỳ lựa chọn nào liên quan đến đại học... và vẫn là một con người hoàn toàn xứng đáng và tuyệt vời.”

Tại sao lại mở đầu bài viết với lứa tuổi sinh viên, vì có khá nhiều thanh niên 18 tuổi vào đại học mà chưa phải chịu bất kỳ sự thất vọng hay thất bại nào, hoặc các bạn hiếm khi phải tự mình xử lý sự thất vọng. Chỉ đơn giản là từ nhỏ cho đến vào đại học, các bạn không được chuẩn bị cho trải nghiệm này. Các văn phòng của trường đại học ngập tràn những sinh viên đến khóc lóc vì họ không được chọn bạn cùng phòng đầu tiên, vì họ được dưới điểm A- trong một bài kiểm tra, hoặc vì bị một câu lạc bộ từ chối.

Nhìn lại thực tế, với tư cách là những người lớn, là cha mẹ, nhà giáo dục và chuyên gia sức khỏe tâm thần, chúng ta có đóng góp gì cho việc này?

Có phải chăng, trẻ thường xuyên được khen “làm tốt” đến mức chúng nghĩ rằng chúng LUÔN làm tốt không? Hay chúng luôn được kỳ vọng PHẢI làm tốt? Hay thậm chí chúng KHÔNG BIẾT khi nào mình không làm tốt và cần phải cố gắng hơn? 

Liệu lạm phát thành tích có đang khiến chúng ta bảo vệ cuộc sống của các bạn một cách quá mức, khiến chúng không thể trải nghiệm cảm giác thất vọng hay thất bại, để rồi không biết cách xử lý những cảm xúc đó khi chúng tự lập ở đại học? Hay chúng ta đang gần gũi con cái của mình đến nỗi khi chúng ngã, chúng ta ngay lập tức chạy đến ‘đỡ’ chúng - hoặc thậm chí tệ hơn là thay chúng giải quyết?

Hãy thử giúp các bạn bằng cách không giúp đỡ chúng nhiều như trước kia nữa.

Khi trẻ mới tập đi, trẻ cần ngã để biết đi một cách vững chãi hơn. Có thể nói với con mình (tốt nhất là ngay từ khi trẻ mới biết đi) rằng ngã và thất bại là một phần của quá trình học, cho dù đó là học cách kết bạn hay học đọc hoặc học chơi một trò chơi phức tạp hoặc một bản hòa tấu piano khó.

Hãy để bọn trẻ được buồn một lúc trước khi nói chuyện với chúng, sau đó và nói với các bạn rằng, cuối cùng, mọi chuyện sẽ ổn thôi. Có thể ở bên các bạn khi chúng buồn. Nói với chúng về việc thất vọng khó khăn như thế nào, thậm chí chúng ta có thể chia sẻ về những lần chúng ta thất vọng hoặc làm không tốt trong cuộc sống của chính mình.

Có lẽ một phần của vấn đề là người lớn, với tư cách là cha mẹ, không thể chịu đựng được khi thấy con mình buồn hay thất vọng. Ta vội vã an ủi con cái hoặc sửa chữa mọi thứ cho chúng vì chúng ta không thể chịu đựng được khi thấy chúng gặp khó khăn.

Nhưng cuộc sống đầy rẫy những lúc khó khăn. Nếu không để con tự tìm ra cách vượt qua thời điểm khó khăn, chúng ta đã góp phần không trang bị cho con mình hành trang vượt qua nghịch cảnh khi con vào cuộc sống. 

Làm sao chúng ta có thể giúp con mình chịu đựng được sự thất vọng, buồn bã và thậm chí đôi khi là thất bại?

Có lẽ điều quan trọng là ‘Làm thế nào để các bậc phụ huynh có thể ngừng cố gắng “làm cho mọi thứ tốt hơn” mỗi khi có vấn đề xảy ra?’

Ngay từ khi con mới chào đời, đôi khi chúng ta cần phải lùi lại. Trẻ sơ sinh quấy khóc trong thời gian nằm sấp có thể để thêm vài phút trong khi bé cố gắng ngẩng đầu lên khỏi sàn. Việc để bé quấy khóc cho phép bé học được một chút về khả năng chịu đựng sự khó chịu và cho phép bé kéo dài khả năng chịu đựng của mình đối với việc vận động cơ thể thêm vài phút nữa. Và điều này có thể áp dụng như một phép ẩn dụ cho mọi thứ. 

Trẻ không muốn phải học hoặc luyện tập nhạc cụ có thể được thúc giục học hoặc luyện tập lâu hơn một chút vào mỗi đêm hoặc mỗi tuần hoặc mỗi học kỳ. Trẻ có thể được thưởng quyền sử dụng thiết bị thông minh nhiều hơn nếu chúng luyện tập hoặc học trong thời gian dài. Trẻ không được tham gia vở kịch có thể được an ủi và cũng được cổ vũ thử lại vào lần sau.

Chúng ta muốn bảo vệ con cái mình, đó là bản năng tự nhiên bắt nguồn từ nguồn gốc của chúng ta - là loài linh trưởng trong một khu rừng nguy hiểm đầy rẫy những kẻ săn mồi. Nhưng chúng ta chỉ cần bảo vệ con cái của mình khi mối nguy hiểm thực sự xuất hiện. Không cần bảo vệ chúng khỏi mọi cú ngã, trầy xước, hoặc sự thất vọng hay từ chối nhỏ nhặt.

Thật khó để phân biệt khi nào trẻ em hoặc thanh thiếu niên thực sự gặp nguy hiểm và khi nào sự lo lắng của chúng ta cho chúng ta biết rằng đứa trẻ đang gặp nguy hiểm. Có lẽ chúng ta, với tư cách là cha mẹ, đôi khi cần phải xem xét động cơ của chính mình. 

Ta có đang quá đầu tư vào điểm số của con mình đến mức chúng ta không thể chịu đựng được nếu con mình bị điểm D không? Chúng ta có quá đầu tư vào việc con mình vào được một “trường đại học tốt” đến mức chúng ta biến cuộc sống của con ở trường trung học thành một danh sách dài những việc con PHẢI làm để vào được “trường đại học tốt” đó không? Chúng ta có đang để cho mong muốn của riêng mình hay sự lo lắng của riêng mình dẫn dắt cả hai bên không?

Có lẽ chúng ta nên hạn chế nói “làm tốt lắm” với mọi thứ trẻ làm. Xét cho cùng, nếu chúng ta khen ngợi mọi thứ, lời khen sẽ trở nên vô nghĩa. Trẻ không biết khi nào mình làm tốt và khi nào không. Tại sao ta không dành lời khen cho những lần trẻ đạt được điều gì đó mới mẻ hoặc điều gì đó khó khăn hơn? Và nếu chúng ta cho con cái mình không gian để cảm thấy vui về những thành tựu của chính chúng thay vì luôn ở đó để khen ngợi thì sao?

Trẻ trở nên tự tin không phải bằng cách liên tục nhận được lời khen ngợi, mà bằng cách tự cảm thấy rằng chúng đã đạt được điều gì đó.  Quan trọng hơn, trẻ em và thanh thiếu niên học cách thất bại bằng cách làm như vậy: thất bại, được phép thất bại—thỉnh thoảng, và học được rằng thất bại là một phần của quá trình học tập, một phần của quá trình trưởng thành, một phần của cuộc sống, chứ không phải là lời buộc tội đối với chúng với tư cách là con người.


Tham khảo 

  • https://www.psychologytoday.com/us/blog/parenting-matters/202409/the-importance-of-failure-for-kids 

Theo Ngọc Quế

Mới hơn Cũ hơn

Bài viết

Tư vấn

Tiện ích

Kết nối

Cá nhân