Chào mừng Quý Thầy Cô, Quý Cha mẹ học sinh, và các bạn học sinh đến với Phòng Tâm lý học đường trực tuyến dành riêng cho học sinh trên địa bàn Quận Tân Phú. Đây là dự án được thực hiện nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết về đời sống tâm lý và chăm sóc sức khoẻ tinh thần, hỗ trợ phòng ngừa, phát hiện và can thiệp kịp thời giúp học sinh giải quyết các vấn đề tâm lý. Thông qua dự án, góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần học sinh và xây dựng môi trường học đường trong sạch, lành mạnh.

Kỹ năng ứng phó lành mạnh với những cảm xúc khó chịu (Phần 2)


Tìm hiểu về kỹ năng ứng phó lành mạnh tập trung vào cảm xúc và kỹ năng ứng phó lành mạnh tập trung vào vấn đề.

Kỹ năng ứng phó lành mạnh tập trung vào cảm xúc 

Cho dù bạn đang cảm thấy cô đơn, lo lắng, buồn bã hay tức giận, các kỹ năng ứng phó tập trung vào cảm xúc có thể giúp bạn giải quyết cảm xúc của mình một cách lành mạnh. Các chiến lược ứng phó lành mạnh có thể xoa dịu bạn, tạm thời khiến bạn mất tập trung hoặc giúp bạn chấp nhận sự đau khổ. 

Đôi khi việc đối mặt trực tiếp với cảm xúc của bạn sẽ rất hữu ích. Ví dụ, cảm giác buồn bã sau sự ra đi của một người thân yêu có thể giúp bạn tôn vinh sự mất mát của mình.

Vì vậy, mặc dù điều quan trọng là sử dụng các kỹ năng ứng phó để giúp giảm bớt phần nào nỗi đau khổ, nhưng các chiến lược ứng phó không nên liên tục khiến bạn mất kết nối với thực tế.

Những lúc khác, kỹ năng ứng phó có thể giúp bạn thay đổi tâm trạng. Nếu bạn có một ngày làm việc tồi tệ, chơi với con hoặc xem một bộ phim vui nhộn có thể giúp bạn vui lên. Hoặc, nếu bạn tức giận về lời nói nào đó, một chiến lược ứng phó lành mạnh có thể giúp bạn bình tĩnh trước khi phản hồi bất cứ điều gì mà có thể bạn sẽ hối hận ở sau này. 

Các ví dụ khác về những cách lành mạnh để ứng phó với cảm xúc bao gồm:

Chăm sóc bản thân: Thoa kem dưỡng da có mùi thơm, dành thời gian hòa mình với thiên nhiên, tắm, uống trà hoặc chăm sóc cơ thể theo cách khiến bạn cảm thấy dễ chịu như sơn móng tay, làm tóc, trang điểm, đắp mặt nạ.

Bắt đầu một sở thích: Làm điều gì đó bạn thích như tô màu, vẽ hoặc nghe nhạc.

Tập thể dục: Tập yoga, đi dạo, đi bộ đường dài hoặc tham gia một môn thể thao giải trí.

Tập trung vào một nhiệm vụ: Dọn dẹp nhà cửa (hoặc tủ quần áo, ngăn kéo hoặc khu vực), nấu một bữa ăn, làm vườn hoặc đọc sách.

Thực hành chánh niệm: Liệt kê những điều bạn cảm thấy biết ơn, thiền định, hình dung “nơi hạnh phúc” của bạn hoặc xem những bức tranh để nhắc nhở bạn về những con người, địa điểm và những điều mang lại niềm vui.

Sử dụng các chiến lược thư giãn: Chơi với thú cưng, tập các bài tập thở, bóp bóng căng thẳng, sử dụng ứng dụng thư giãn, tận hưởng một số liệu pháp mùi hương, thử thư giãn cơ bắp hoặc viết nhật ký.


Kỹ năng ứng phó lành mạnh tập trung vào vấn đề 

Có nhiều cách để bạn có thể quyết định giải quyết trực tiếp vấn đề và loại bỏ nguồn gốc gây căng thẳng của mình. Trong một số trường hợp, điều đó có nghĩa là bạn sẽ thay đổi hành vi hoặc lập một kế hoạch để biết mình sẽ thực hiện các hành động nào.

Trong các tình huống khác, cách ứng phó tập trung vào vấn đề có thể bao gồm các biện pháp quyết liệt hơn, như thay đổi công việc hoặc chấm dứt một mối quan hệ. Dưới đây là một số ví dụ về kỹ năng ứng phó tích cực tập trung vào vấn đề:

- Yêu cầu sự hỗ trợ từ bạn bè hoặc một chuyên gia

- Thiết lập một danh sách những việc cần làm 

- Tham gia giải quyết vấn đề

- Thiết lập ranh giới lành mạnh

- Kết thúc và rời khỏi tình huống khiến bạn căng thẳng

- Cố gắng quản lý thời gian tốt hơn.


Tóm lại

Dù tập trung vào cảm xúc hay tập trung vào vấn đề, kỹ năng ứng phó lành mạnh sẽ giúp làm dịu căng thẳng chứ không tránh né vấn đề. Để biết kỹ năng ứng phó nào là phù hợp, ta sẽ xem xét tình huống và nhu cầu cụ thể của bản thân tại thời điểm đó.


Tham khảo

  • Amy Morin (2023). Healthy Coping Skills for Uncomfortable Emotions. Verywell Mind. Retrieved from Coping Skills for Stress and Uncomfortable Emotions (verywellmind.com)
Mới hơn Cũ hơn

Bài viết

Tư vấn

Tiện ích

Kết nối

Cá nhân