Chào mừng Quý Thầy Cô, Quý Cha mẹ học sinh, và các bạn học sinh đến với Phòng Tâm lý học đường trực tuyến dành riêng cho học sinh trên địa bàn Quận Tân Phú. Đây là dự án được thực hiện nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết về đời sống tâm lý và chăm sóc sức khoẻ tinh thần, hỗ trợ phòng ngừa, phát hiện và can thiệp kịp thời giúp học sinh giải quyết các vấn đề tâm lý. Thông qua dự án, góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần học sinh và xây dựng môi trường học đường trong sạch, lành mạnh.

Âm nhạc giúp bộ não của bạn phát triển như thế nào?

 

1. Nghe nhạc có thể giúp cải thiện năng suất làm việc và học tập

Khoảng 30 năm trước, Rauscher và cộng sự đã công bố một nghiên cứu về trẻ trên cuốn tạp chí nổi tiếng Nature. Bài nghiên cứu chỉ ra rằng việc nghe nhạc Mozart có thể cải thiện khả năng nhận thức của trẻ, điển hình như điểm số khi thực hiện bài phần lượng giá nhỏ Stanford-Binet về xử lý không gian (Người dịch: Stanford-Binet là một bài lượng giá đo trí tuệ IQ dành cho trẻ nhỏ thông qua 5 yếu tố - kiến thức, lý luận định lượng, xử lý không gian - thị giác, bộ nhớ làm việc và suy luận linh hoạt).

Mặc dù các nhà nghiên cứu khác về sau cũng đưa ra kết quả này (dù cho các bài lượng giá đòi hỏi những tác động nhỏ hơn nhiều) ở cả trẻ em và người lớn, nhưng ngày nay các nhà khoa học thần kinh đều thống nhất rằng, việc nghe nhạc Mozart, hoặc các thể loại nhạc cổ điển khác giúp cải thiện khả năng thực hiện bài lượng giá, không phải bởi vì âm nhạc giúp phát triển trí não, mà là vì chúng giúp nâng cao sự kích thích và tâm trạng của bạn một cách tạm thời và nhanh chóng, từ đó giúp bạn thực hiện thực hiện bài làm tốt hơn.

Vì vậy, cái được gọi là hiệu ứng nhạc Mozart chính là một ví dụ của những ảnh hưởng tạo ra sự kích thích giúp nâng cao hiệu suất làm việc (những người tỉnh táo thường sẽ thực hiện các bài kiểm tra về nhận thức tốt hơn những người đang buồn ngủ).

2. Việc học chơi một nhạc cụ mới có thể khiến bạn thông minh hơn

Từ nghiên cứu trên có thể hiểu rằng nghe nhạc có thể không khiến bạn thông minh hơn, nhưng nó có thể khiến tâm trạng và khả năng hưng phấn của bạn tốt hơn, đồng thời giúp bạn tạm thời làm việc tốt hơn và thậm chí là làm chậm lại quá trình suy giảm nhận thức trong cuộc sống sau này của bạn.

Vậy còn hoạt động chơi nhạc cụ và nghe nhạc thụ động thì sao? Có nghiên cứu cho thấy những tác động tích cực và dài lâu của âm nhạc lên nhận thức là cực kỳ mạnh mẽ.

Một bài báo đánh giá khác trên cuốn Dementia Neuropsychologia, thực hiện bởi Rodrigues cùng cộng sự, mang tên “Âm nhạc huấn luyện, sự dẻo dai của thần kinh và nhận thức” chỉ ra rằng, việc học cách chơi, luyện tập một nhạc cụ mới, giúp một số phần của não bộ (thể chai, tiểu não, hồi hải mã, tân vỏ não thái dương) phát triển, đây là các phần liên quan đến khả năng suy nghĩ và chơi nhạc. Những lợi ích của việc chơi nhạc cụ sẽ càng lớn nếu việc huấn luyện bằng âm nhạc được bắt đầu càng sớm, song lưu ý là mức độ phát triển của kích thước mô não sẽ không tăng đáng kể, dù là với các nhạc sĩ nếu họ chưa đủ trưởng thành.

Rodrigues cùng cộng sự chỉ ra nhiều nghiên cứu cho thấy những thay đổi vật lý của não có ý nghĩa về mặt chức năng, các nhạc sĩ được đào tạo thực hiện tốt hơn những người không chơi nhạc ở các bài tập về nhận thức như không gian thị giác và trí nhớ thị giác.

Tóm lại, các nghiên cứu trên gợi ý một cách rõ ràng rằng bạn có thể phát triển trí não, cải thiện khả năng nhận thức, và làm chậm lại quá trình suy giảm nhận thức thông qua việc thường xuyên chơi nhạc cụ. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự muốn củng cố bộ não và khả năng nhận thức của mình, Tiến sỹ Lawrence Katz trong cuốn sách Keep Your Brain Alive (Hãy Giữ Sự Sống cho Bộ Não của Bạn), gợi ý rằng bạn không nên gắn bó quá quá lâu với một nhạc cụ, hãy liên tục thách thức bản thân với nhiều nhạc cụ khác.

Theo Tiến Sỹ Katz, bộ não cũng như những cơ bắp vậy: khi bạn thực hiện những bài tập giống nhau, không thay đổi, các cơ bắp sẽ phát triển tới một mức độ nhất định, rồi ngừng lại. Giống như cơ bắp, nếu bạn muốn tiếp tục cải thiện bộ não, bạn phải liên tục thách thức nó, có thể là với sách hoặc nhiều bài tập khó khác nhau.

Nghe thật khó nhằn, nhưng hãy tin rằng đó là những thử thách cần thiết để bạn từng bước vượt ra khỏi vòng an toàn của chính mình!


Nguồn: Psychology Today News

Người dịch: Quách Yến Ngọc

Mới hơn Cũ hơn

Bài viết

Tư vấn

Tiện ích

Kết nối

Cá nhân