Chào mừng Quý Thầy Cô, Quý Cha mẹ học sinh, và các bạn học sinh đến với Phòng Tâm lý học đường trực tuyến dành riêng cho học sinh trên địa bàn Quận Tân Phú. Đây là dự án được thực hiện nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết về đời sống tâm lý và chăm sóc sức khoẻ tinh thần, hỗ trợ phòng ngừa, phát hiện và can thiệp kịp thời giúp học sinh giải quyết các vấn đề tâm lý. Thông qua dự án, góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần học sinh và xây dựng môi trường học đường trong sạch, lành mạnh.

Ảnh hưởng của cảm xúc khi chúng vượt ngoài tầm kiểm soát thường xuyên

Vicki Botnick nói: “Cảm xúc làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên thú vị, độc đáo và sôi động. Cảm xúc mạnh mẽ có thể biểu thị rằng chúng ta đón nhận cuộc sống một cách trọn vẹn, rằng chúng ta không kìm nén những phản ứng tự nhiên của mình.” 

Thật vậy, mọi cảm xúc mà chúng ta trải qua đều là điều hoàn toàn bình thường minh chứng cho cách mà chúng ta đón nhận cuộc sống, đón nhận những bất ngờ tốt và xấu đến với mình.  

Nhưng cuộc sống sẽ có những biến cố bất ngờ, và cảm xúc cũng sẽ có một vài  khoảnh khắc vượt khỏi tầm kiểm soát. Đương nhiên, cảm xúc quá mãnh liệt, quá mạnh mẽ không phải là xấu, vì đó hoàn toàn là phản ứng tự nhiên bình thường của ta khi đối diện với một tình huống tuyệt vời, quá vui sướng hạnh phúc hay quá bi kịch, khủng khiếp,… Song vấn đề sẽ xảy đến với chúng ta nếu tần suất vượt khỏi tầm kiểm soát trở nên dày đặc và thường xuyên. Vì sao vậy? 

Với một người bình thường, nếu thường xuyên để vuột mất quyền kiểm soát cảm xúc của mình, những rắc rối có thể xảy ra gây cản trở cuộc sống hằng ngày:

Ảnh hưởng đến chính sức khỏe của bản thân 

Tổn thương lá phổi: khi tức giận, sợ hãi quá độ,… tốc độ thở sẽ nhanh và gấp hơn bình thường, phổi phải hoán đổi khí với tần suất rất cao, không có thời gian điều  hòa, nghỉ ngơi.  

Tổn thương trái tim: cơ tim phải chịu cảnh thiếu oxy do huyết dịch chuyển lên rất nhiều trên phần mặt, não, cổ khi giận dữ phẫn nộ làm cho lượng huyết dịch vốn phải chuyển đến tim bị giảm đi. 

Tổn thương gan, dạ dày, não bộ, hệ thống miễn dịch: những cơ quan này phải tiếp nhận lượng chất trái nghịch với nhu cầu thực sự của chúng, không ngừng bị tăng lên hoặc không ngừng bị giảm đi, đối nghịch với những lượng chất khác trong cơ quan ấy. Dẫn đến sự quá tải, kiệt quệ, thiếu năng lượng, chết tế bào không đủ sức hồi phục,… 

Lạm dụng chất kích thích: cảm giác khó chịu, đau khổ kéo dài khi thường xuyên phải tiếp nhận các cảm xúc xấu là một trong những nguyên nhân thôi thúc con người tìm đến các biện pháp giải tỏa, an ủi như sủ dụng chất kích thích bao gồm rượu bia, thuốc lá, ma túy,… những thứ có khả năng khiến bản thân lâng lâng, vui sướng, thỏa mãn trong một thời gian ngắn, mong cảm nhận và được hưởng thụ những thứ ngọt ngào tốt đẹp. 

Bộc phát cảm xúc, hành vi gây hại đến chính mình: suy nghĩ không thông dễ đem lại hành vi tự hoại để giải tỏa, đồng thời không kiểm soát được nên vô tình hình thành hành vi bạo lực, chưa biết có làm tổn thương ai hay không, nhưng người trước tiên có khả năng cao hứng chịu đau đớn chính là bản thân – người đang không nắm chắc con dao “cảm xúc” này. 

Ảnh hưởng đến việc tạo dựng và duy trì mối quan hệ xung quanh 

Khi cảm xúc không nằm trong tầm kiểm soát, hành động và lời nói của bản thân cũng sẽ nảy sinh những biến hóa khôn lường. Lời nói ra không có suy nghĩ, hành động làm không có chừng mực. Đó chính là “giận cá chém thớt” theo cách nói dân gian xưa, làm mà không còn biết hậu quả gây ra sẽ nghiêm trọng như thế nào.  

Vốn dĩ, cảm xúc cũng có một giá trị nhất định khi nhắc tới mối quan hệ. Cảm xúc lành mạnh, chân thành, đúng mực là cơ sở để tạo dựng được một mối quan hệ. Cảm xúc tích cực, phục hồi, xoa dịu, cổ vũ, khích lệ trở thành động lực để phát triển, cầu nối để gìn giữ và duy trì mối quan hệ, từ đó có sức mạnh để đẩy lùi khó khăn, cũng như xây dựng cho nhau niềm tin tưởng vào mối quan hệ và sự tự tin vào chính mình.  

Rồi đột ngột, cảm xúc mất thăng bằng, rơi vào trạng thái mất kiểm soát, xuất hiện những cảm xúc thiếu năng lượng mành mạnh như: giận dữ, ganh ghét, đố kỵ, thù hận, ích kỷ, kiêu ngạo, sợ hãi,… Niềm tin bị đánh đổ, tự tự tin bị vùi dập, khó khăn trở nên to lớn và đáng sợ, sự tức giận và thù hận trở thành động lực cho những hành động nguy hiểm, vi phạm pháp luật. Tất cả khiến mối quan hệ vốn dĩ đang tốt đẹp trở nên u ám, toan tính, lợi  dụng lẫn nhau, chơi xấu, hãm hại lẫn nhau.  

Ảnh hưởng đến công việc và hoạt động sống 

Công việc cũng là một môi trường có nhiều mối quan hệ của con người, hơn thế, công việc là thiết yếu khi đem lại nguồn kinh tế và là minh chứng cho hoạt động sống lành mạnh của công dân. 

Không nói thêm đến việc ảnh hưởng của cảm xúc lên các mối quan hệ trong công việc như đồng nghiệp, cấp trên. Cảm xúc mất kiểm soát sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực làm việc, sự tập trung cũng như kết quả trong mỗi công việc mà bản thân đảm nhận. Cùng với đó, cảm xúc ảnh hưởng đến cách bản thân nhìn nhận người khác, nhìn nhận những điều xảy đến với mình, đồng thời cảm xúc của mình cũng ảnh hưởng đến cái nhìn và sự đánh giá, ấn tượng của đối tác đối với chính mình.  

Tạo ấn tượng tốt là một bước để trở nên chuyên nghiệp hơn trong chính công việc của mình. Thiếu chuyên nghiệp, năng lực bị ảnh hưởng, kết quả không như mong đợi, tất cả là một quả bom mà sớm thôi công ty sẽ gửi đến mình quyết định trừ lương, hạ cấp, thậm chí là sa thải.



Tham khảo

  • Tác hại của việc không làm chủ được cảm xúc bản thân - Butbi.hocmai.vn. (2018).  Retrieved 4 March 2023, from https://butbi.hocmai.vn/tac-hai-cua-viec-khong-lam-chu-duoc-cam-xuc-ban.html 
  • How to Control Your Emotions: 11 Strategies to Try. (2023). Retrieved 4 March  2023, from https://www.healthline.com/health/how-to-control-your emotions#consider-the-impact 
  • Miller, D. (2021). 10 Strategies For Managing Emotions - Langley Group. Retrieved  4 March 2023, from https://langleygroup.com.au/10-strategies-for-managing emotions/ 


Biên tập: Nguyễn Việt Oanh

Mới hơn Cũ hơn

Bài viết

Tư vấn

Tiện ích

Kết nối

Cá nhân