Chào mừng Quý Thầy Cô, Quý Cha mẹ học sinh, và các bạn học sinh đến với Phòng Tâm lý học đường trực tuyến dành riêng cho học sinh trên địa bàn Quận Tân Phú. Đây là dự án được thực hiện nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết về đời sống tâm lý và chăm sóc sức khoẻ tinh thần, hỗ trợ phòng ngừa, phát hiện và can thiệp kịp thời giúp học sinh giải quyết các vấn đề tâm lý. Thông qua dự án, góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần học sinh và xây dựng môi trường học đường trong sạch, lành mạnh.

"Do nothing": Xu hướng "trốn thoát" để thư giãn, nhìn "chằm chằm" những đám mây khi căng thẳng



Hậu đại dịch, mọi người dường như "bận rộn" hơn để kịp thích nghi lại với guồng quay công việc của cuộc sống bình thường mới. Nhiều áp lực đến từ công việc, áp lực kinh tế, xã hội khiến nhiều người trở nên "quá tải". Việc dành ra những khoảng thời gian thực sự không phải làm gì cả là một ước muốn liệu có quá xa xỉ.

Xu hướng "không làm gì"

Nằm khuất trong một con phố nhỏ gần công viên, Seoul Forest là một quán trà chỉ có 10 chỗ ngồi. Ở đây, bạn được yêu cầu không nói chuyện, điện thoại phải ở chế độ im lặng và không được phép mang giày. Các quy tắc có một mục đích – những khoảng trống cần để thư giãn.

Khi Hàn Quốc bước vào giai đoạn sống chung với đại dịch, một số người trở lại cuộc sống bình thường mới bằng cách đến thăm các không gian công cộng, nơi họ có thể tạm gác lại âu lo công việc. Nhịp độ cuộc sống với khối lượng công việc căng thẳng, áp lực giá bất động sản tăng vọt lên những người trưởng thành,…khiến việc tìm kiếm nơi "ẩn náu" để trốn khỏi những áp lực của cuộc sống không có gì là mới ở Hàn Quốc.

Tại cuộc thi Space Out (Cuộc thi "ngồi không") năm nay, trong "khu rừng chữa bệnh" ở phía nam đảo Jeju, những người tham gia thực hiện "ngồi  không" trong 90 phút, người chiến thắng là người trụ đến cuối cùng với nhịp tim ổn định nhất. Cuộc thi đã lan rộng ra quốc tế kể từ khi bắt đầu vào năm 2014, bao gồm cả Hồng Kông và Hà Lan. Những "khái niệm ngồi không" tương tự này đang lan rộng ra một số không gian công cộng ở Hàn Quốc. Trong tháng này, các rạp chiếu phim ở đây đã công chiếu bộ phim "Flight" dài 40 phút máy bay bay trên cao xuyên qua các tầng mây. Vé cho "Flight": "Hãy nghỉ ngơi một chút qua những đám mây mịn màng".

Những không gian và trải nghiệm như vậy không quá xa lạ nhưng các nhà nghiên cứu cho biết chúng phần nào giải tỏa được cảm giác bị mắc kẹt và cô đơn ngày càng tăng trong suốt 2 năm vừa qua ảnh hưởng bởi đại dịch.

Yoon Duk-hwan, một nhà nghiên cứu xu hướng tiêu dùng và đồng tác giả của cuốn sách "Trend Monitor", cho biết ông hy vọng việc "trốn thoát để thư giãn" sẽ trở thành một xu hướng khi mọi người đang phải "vật lộn" cho những áp lực trở lại hậu đại dịch.


Những không gian mở tạo điều kiện cho mọi người "tự chăm sóc bản thân"

Các quán cà phê như Green Lab gần Seoul Forest, đã được giới thiệu trên các phương tiện truyền thông địa phương và thu hút một lượng khách ổn định trong suốt đại dịch bằng cách cung cấp không gian để "chữa bệnh". Sau bữa trà, khách hàng có thể đọc, làm thơ, thiền hoặc đơn giản là ngắm nhìn những tán cây.

Green Lab mở cửa ngay trước đại dịch khuyến khích việc thực hành tự chăm sóc bản thân hàng ngày. Bae Hyun, một nhân viên cho biết các chỗ trống của quán thường kín rất nhanh: "Thật khó để tìm được không gian nơi có thể chấp nhận được việc hoàn toàn không làm gì cả. Mọi người dường như đang quan tâm nhiều hơn đến điều này, mặc dù tôi nghĩ sẽ mất thêm một thời gian nữa để nó trở nên phổ biến rộng rãi".

Jung Jae-hwan, 38 tuổi, đưa một nhóm đồng nghiệp đến cửa hàng. Là người đứng đầu một thương hiệu chăm sóc da Hyggee, Jung cho biết anh ấy đã tìm cách để tìm thấy sự bình yên khi bản thân hối hả trong một thế giới kinh doanh cạnh tranh khốc liệt. Đã thử Pilates và yoga nhưng điều anh muốn là tìm một nơi mà mình không cần phải làm gì cả - và cuối cùng chọn Green Lab.

"Tôi muốn có thể nhấn nút dừng và dành một chút thời gian cho bản thân, nhưng tôi cảm thấy mình liên tục phải làm điều gì đó. Trong không gian này, quy tắc là tôi không được làm gì cả. Nó tạo ra khoảng trống trong suy nghĩ của mình. Đọc một cuốn sách, thưởng thức mùi hương nhẹ trong quán, ngắm hoa, làm thơ. Tôi bắt đầu có những ý tưởng mới, từng ý tưởng một, và tôi cảm thấy rất sảng khoái" - Jung Jae-hwan nói.

Ahn Areum (32 tuổi), một đồng nghiệp của Jung nói rằng cô ấy đã tìm cách để đối phó với những lo lắng và căng thẳng hàng ngày: "Tôi đã rất mệt mỏi và thậm chí không có thời gian để giải lao. Sau giờ làm việc, tôi phải làm việc nhà, tôi có 30 phút đến 1 giờ rảnh rỗi để giải trí trước khi tôi cần ngủ. Vì vậy, với một không gian như thế này, tôi thực sự có thể tập trung vào việc nghỉ ngơi".

Tại một quán cà phê tên là Goyose, khu vực trên lầu được chỉ được đặt trước để mọi người dành thời gian một mình. Quán cà phê cung cấp văn phòng phẩm để bạn có thể viết thư cho chính mình qua cà phê và món tráng miệng. 

Trên đảo Ganghwa, ngoài khơi bờ biển phía Tây của Hàn Quốc, một quán cà phê tên Mung Hit cũng cung cấp các khu vực thư giãn với mục đích là "không gian tự phục hồi". Những chiếc ghế không chân đặt đối diện một tấm kính nhìn thấu không gian bên ngoài cho bất kỳ ai muốn ngồi và ngắm cảnh. Vật nuôi và trẻ em không được phép đến đây. Có những ngóc ngách để thiền định, đọc sách, ngồi bên ao nước hoặc khu vườn, hoặc thưởng ngoạn quang cảnh núi non. 

"Đó là nơi mà mọi người có thể tự chữa bệnh cho mình. Đó là điều chỉ bạn có thể làm cho chính mình, không phải điều người khác có thể làm cho bạn và chúng tôi muốn tạo điều kiện cho tất cả những ai đang kiệt sức trước những đòi hỏi của cuộc sống hiện đại" - Ji Ok-jung, người quản lý cho biết.

Ta Jung Kim (32 tuổi) đã tìm đến đây, tìm mọi ngóc ngách để ở một mình, ít tiếp xúc với những người khác và để đầu óc tỉnh táo: "Khi tôi ngồi ở đó, tách biệt và thư giãn, ngắm cảnh và uống cà phê, tôi không thể không tìm ra không gian. Tôi cảm thấy được an ủi rất nhiều, và như mở ra trái tim mình. Những suy nghĩ bận rộn trong đầu tôi biến mất trở lại với một cái nhìn tích cực hơn".

Nguồn: Thương hiệu & Pháp luật

Mới hơn Cũ hơn

Bài viết

Tư vấn

Tiện ích

Kết nối

Cá nhân