Chào mừng Quý Thầy Cô, Quý Cha mẹ học sinh, và các bạn học sinh đến với Phòng Tâm lý học đường trực tuyến dành riêng cho học sinh trên địa bàn Quận Tân Phú. Đây là dự án được thực hiện nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết về đời sống tâm lý và chăm sóc sức khoẻ tinh thần, hỗ trợ phòng ngừa, phát hiện và can thiệp kịp thời giúp học sinh giải quyết các vấn đề tâm lý. Thông qua dự án, góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần học sinh và xây dựng môi trường học đường trong sạch, lành mạnh.

Trí nhớ của chúng ta hoạt động như thế nào?


Trí nhớ của chúng ta hoạt động như thế nào?

Trí nhớ là gì?

Trí nhớ là quá trình tâm lí có liên quan chặt chẽ tới toàn bộ đời sống tâm lí của con người. Nếu không có trí nhớ, con người sẽ chỉ sống được với những gì đang diễn ra. Một người như vậy sẽ gặp nhiều khó khăn khi làm việc, nhận biết bản thân hay định hướng thời gian, không gian.


Có những dạng trí nhớ nào?

Có nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng nếu dựa trên thời gian củng cố và giữ gìn, chúng ta có thể phân loại trí nhớ thành 2 dạng là Trí nhớ ngắn hạn và Trí nhớ dài dạn 

Trí nhớ ngắn hạn

Là trí nhớ ở ngay sau giai đoạn ghi nhớ. Nó lưu giữ một lượng thông tin nhỏ và thời lượng lưu trữ thông tin rất ngắn, chỉ được tính bằng giây. Nếu bạn từng phải nhớ một số điện thoại giữa lúc nghe nó và bấm số trên điện thoại, hoặc nhớ những chỉ dẫn lái xe trong lúc bạn tìm kiếm những mốc ranh giới…thì bạn đang dùng trí nhớ ngắn hạn

Trí nhớ dài hạn

Là trí nhớ sau giai đoạn ghi nhớ một khoảng thời gian dài. Nó lưu giữ thông tin trong một thời gian dài, có thể tính bằng năm. Nếu như bạn có thể nhớ đến một kí ức nào đó, mặc dù nó đã xảy ra từ hàng chục năm trước thì đó gọi là trí nhớ dài hạn.


Trí nhớ của chúng ta hoạt động như thế nào?

Trí nhớ bao gồm các giai đoạn: Ghi nhớ, Giữ gìn, Tái hiện và Quên. Sau khi được tiếp nhận bởi Trí nhớ ngắn hạn chúng ta có thể quên ngay nếu không có giai đoạn Giữ gìn bằng việc lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc chủ động tái hiện tri thức đã ghi nhớ. Tái hiện là một cách để đưa tri thức đó vào trí nhớ dài hạn. Chúng giúp ta ghi nhớ kiến thức, sự vật hiện tượng trong nhiều năm.

Tóm lại, sau khi tri thức được đưa vào trí nhớ ngắn hạn cần có sự chủ động nhắc lại và tái hiện đủ để ghi nhớ trong trí nhớ dài hạn. Nếu không, bạn sẽ quên kiến thức đó đi.


Có cách nào giúp chúng ta ghi nhớ tốt hơn không?

Dưới đây là ba phương pháp ghi nhớ giúp bạn có một trí nhớ tốt hơn trong việc học tập.

Phương pháp 1: Luôn học hỏi những điều mới lạ

Việc rèn luyện trí não cũng như rèn luyện cơ thể vậy. Việc chính mình luôn luôn học tập và tiếp thu những điều mới giúp cho trí nhớ của bạn sẽ càng được củng cố và cải thiện. Học tập những điều mới cũng yêu cầu bạn phải tự bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân và tập trung tuyệt đối nhé.

Phương pháp 2: Ôn lại kiến thức một cách chủ động và cố gắng hiểu để ghi nhớ ý nghĩa

Khác với ghi nhớ máy móc, ghi nhớ ý nghĩa thường sẽ mất nhiều thời gian hơn vì chúng ta luôn phải hiểu hết và quy luật, bản chất và cả các mối liên hệ giữa các khái niệm và sự vật. Tuy nhiên, hiểu được bản chất vấn đề giúp chúng ta có trạng thái ghi nhớ tốt hơn và những tri thức cũng tồn tại trong trí nhớ lâu hơn.

Phương pháp 3: Ngủ đủ và dành thời gian phù hợp để nghỉ ngơi

Giống như cơ bắp, trí não cũng không thể hoạt liên tục mà không nghỉ ngơi trong thời gian dài nên việc dành đủ thời gian cho trí não được nghỉ và ngủ sẽ giúp trí nhớ được cải thiện. Điều này không đồng nghĩa với việc chúng mình ngủ nướng vào ngày cuối tuần đâu nhé.

Ghi nhớ điều gì đó luôn quan trọng trong cuộc sống và đặc biệt là trong học tập. Các bạn thử những cách kể trên để có thể có một trí nhớ tốt hơn trong học tập và công việc nhé.

Nguồn: Psygital

Mới hơn Cũ hơn

Bài viết

Tư vấn

Tiện ích

Kết nối

Cá nhân